Trẻ sơ sinh chưa rụng rốn có được tắm không? Các bước tắm an toàn cho trẻ.

Việc tắm cho trẻ sơ sinh trở thành một thử thách đối với các bậc cha mẹ, đặc biệt là những cặp vợ chồng lần đầu được lên chức. Họ băn khoăn không biết trẻ sơ sinh chưa rụng rốn có được tắm hay không, cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn như thế nào hay có những lưu ý ra sao? Bài viết này sẽ gửi đến bậc phụ huynh chi tiết câu trả lời cho những nỗi băn khoăn trên.

Sự cần thiết của việc tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm cho bé hàng ngày là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Theo chuyên gia, quá trình chuyển hóa và bài tiết của trẻ sơ sinh diễn ra rất nhanh, nhanh hơn cả người trưởng thành. Vì vậy, tắm thường xuyên giúp trẻ loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các bệnh da liễu ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt với những trẻ chưa rụng rốn, cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để vệ sinh vùng rốn cho trẻ, bởi đây là bộ phận nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ bị nhiễm trùng, mưng mủ và có dịch mùi khó chịu.

Việc tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày rất cần thiết và quan trọng trong quá trình trẻ phát triển
Việc tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày rất cần thiết và quan trọng trong quá trình trẻ phát triển

Khi nào có thể bắt đầu tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Thông thường, khi mới chào đời, các bé sơ sinh chưa cần tắm ngay. Vào những đầu tiên sau khi bé chào đời, làn da chưa thực sự ổn định và vô cùng mẫn cảm, đặc biệt phần rốn vẫn chưa rụng là nơi rất thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Ở hầu hết các bệnh viện phụ sản, hộ lý và y tá sẽ là người đảm đương việc tắm cho trẻ sơ sinh lần đầu tiên sau khi sinh. Phải đợi sang ngày hôm sau, khi thân nhiệt của bé dần thích nghi và ổn định thì lúc này cha mẹ mới có thể tắm cho bé. Các mẹ lưu ý trong giai đoạn này (trong khoảng từ 8 đến 10 ngày đầu sau sinh) do bé chưa rụng rốn, không nên tắm kỹ cho bé mà chỉ nên lau rửa cơ thể nhẹ nhàng cho bé được sạch sẽ.

Nguyên tắc tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Để tắm cho bé vừa sạch sẽ, vừa an toàn, cha mẹ cần hết sức chú ý những nguyên tắc sau khi tắm cho bé:

  • Thời gian lý tưởng để tắm cho bé là 9h – 11h sáng hoặc 15h – 16h chiều. Đây là khoảng thời gian mà nhiệt độ bên ngoài ấm áp, vào những ngày lạnh thì cha mẹ nên sử dụng máy sưởi trong suốt quá trình tắm và mặc đồ cho bé. Chỉ cần tắm cho bé từ 5 – 6 phút, không nên tắm quá lâu dẫn đến bé bị cảm lạnh, trúng gió độc, viêm phổi.
  • Tần suất tắm nên duy trì ở mức 2 lần/tuần đối với thời tiết lạnh, có thể tăng lên 3 – 4 lần/tuần với thời tiết ấm nóng hơn.
  • Nên sử dụng sữa tắm chuyên biệt cho trẻ sơ sinh, không nên dùng chung với sữa tắm của cha mẹ hay xà phòng do nồng độ pH không phù hợp, có thể khiến làn da của bé bị kích ứng. Không nên tự ý nấu nước lá để tắm cho bé nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không để nước làm ướt cuống rốn của bé và không dùng sữa tắm cho phần rốn. Chỉ vệ sinh phần rốn cho bé sau khi tắm.
  • Không tắm khi bé vừa bú no, tránh tình trạng bé bị trớ, trào ngược sữa. Sặc sữa vô cùng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh.
Không tắm khi bé vừa bú no, tránh tình trạng bé bị trớ, trào ngược sữa
Không tắm khi bé vừa bú no, tránh tình trạng bé bị trớ, trào ngược sữa

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà

Dưới đây là những bước cần làm khi tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà an toàn:

Bước 1: Chuẩn bị vật dụng trước khi tắm

  • Phòng tắm cho bé phải kín gió, khô ráo, sạch sẽ. Mẹ có thể tắm cho bé tại phòng ngủ, đảm bảo nhiệt độ phòng từ 35 – 37 độ C. 
  • Ghế tắm hoặc lưới tắm (nếu có). Cha mẹ nên dùng khăn xô mềm để lau cơ thể cho bé hoặc chọn mua loại bông tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh.
  • Sữa tắm và dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh, không gây kích ứng và dưỡng ẩm vừa đủ cho làn da mẫn cảm của bé. 
  • Cần chuẩn bị 1 chiếc khăn tắm lớn, 2 chiếc khăn xô mềm, chăn ủ mỏng, bỉm tã, bao tay, bao chân và mũ cho bé. Quần áo phải thoáng mát, tránh quá mỏng khiến bé bị lạnh hoặc quá dày khiến bé bị bí bách dẫn đến hăm cơ thể.
  • Ngoài ra nên chuẩn bị đồ dùng vệ sinh rốn sau khi tắm như tăm bông, nước muối sinh lý và dung dịch sát khuẩn nếu được chỉ định bởi bác sĩ.

Bước 2: Gội đầu cho bé

  • Sau khi cởi quần áo cho bé, mẹ quấn phần thân của bé trong một chiếc chăn ủ mỏng. Điều này không chỉ giúp giữ ấm cho bé mà còn giúp mẹ dễ dàng bế bé hơn khi gội, tránh cho bé bị trượt ngã.
  • Tiếp theo, mẹ dùng tay trái đỡ cổ bé, đặt người bé lên đùi mẹ. Tay phải dùng khăn xô nhúng vào chậu nước đã chuẩn bị sẵn, rồi tiếp tục lau mặt và cổ cho bé.
  • Mẹ dùng khăn thấm ướt đầu bé, sau đó thoa dầu gội chuyên dụng lên đầu bé rồi mát xa nhẹ đầu bé. Nên cẩn thận để nước không rơi vào tai bé. Cuối cùng, mẹ gội đầu cho bé, xả lại bằng chậu nước tắm thứ 2 và lau khô tóc cho bé bằng chiếc khăn xô còn lại.
Gội đầu cho bé cần tránh để nước vào tai và mắt
Gội đầu cho bé cần tránh để nước vào tai và mắt

Bước 3: Tắm cho bé

Cha mẹ cần lưu ý khi tắm cho bé chưa rụng rốn thì cần tránh hoặc hạn chế tối đa việc nước rơi vào vùng rốn của bé và tuyệt đối không tắm cho phần rốn của bé.

  • Mẹ làm ẩm khăn xô sạch hoặc bông y tế bằng cách nhúng vào nước ấm để lau mắt, mặt và tai cho bé. 
  • Tháo khăn quấn quanh người bé. Để tạo cho bé cảm giác an toàn và yên tâm, mẹ nên trò chuyện với bé trong lúc tắm.
  • Tiếp theo, mẹ dùng khăn xô nhúng vào nước ấm lau nhẹ nhàng cơ thể bé, nhất là các nếp gấp da dễ bị hăm như nách, cổ, bẹn, bộ phận sinh dục… rồi thoa sữa tắm lên người bé và xả sạch lại lần nữa và tắm tráng lại cho bé bằng một chậu nước sạch thứ hai.
  • Cuối cùng, mẹ đặt bé vào khăn tắm và lau khô người cho bé.

Bước 4: Chăm sóc và vệ sinh vùng rốn cho bé sau khi tắm

  • Sau khi lau khô người cho bé, bạn nên bôi thuốc chống hăm ở các vùng nếp gấp da cho bé rồi đóng tã bỉm cho bé.
  • Bạn sát trùng tay sạch sẽ rồi dùng tăm bông nhúng vào nước muối sinh lý, lau xung quanh phần rốn cho bé. Tuyệt đối không lau bên trong rốn. Lưu ý nên dùng bông sạch thấm hút hết phần nước tắm bám vào rốn bé trước đó (nếu có).
  • Nếu được chỉ định bôi dung dịch sát khuẩn của bác sĩ chuyên khoa, bạn nên thực hiện bôi thuốc thật cẩn trọng. Những dung dịch sát khuẩn ở đây có thể là cồn 70 độ hay dung dịch betadine.
  • Bước cuối cùng kiểm tra vùng rốn và mặc quần áo thoáng mát cho bé.
Vệ sinh rốn bằng nước muối sinh lý cho bé
Vệ sinh rốn bằng nước muối sinh lý cho bé

Không nên tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn vào thời điểm nào trong ngày

Tuy nhiên không phải cứ vào khung giờ hợp lý là có thể tắm cho bé. Việc tự tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà còn phụ thuộc vào trạng thái cũng như tình hình sức khỏe của trẻ. Cha mẹ không nên tắm cho bé trong những trường hợp như sau:

  • Khi trẻ đang ngủ: Nhiều người lầm tưởng rằng khi đang ngủ có thể tắm cho trẻ do lúc này trẻ không cựa quậy, quấy khóc nên mẹ có thể dễ dàng vệ sinh cho bé. Nhưng khi ngủ, thân nhiệt của trẻ giảm thấp nên khi tắm vào thời điểm này, trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến cảm. Do đó, các mẹ tuyệt đối không tắm khi bé đang ngủ.
  • Không nên tắm cho trẻ ngay sau khi bú: Do khi tắm, trẻ rất dễ quấy, cựa quậy, hoặc những tác động mạnh của mẹ trong quá trình tắm, mặc quần áo khiến bé dễ bị nôn trớ. Vì vậy, mẹ nên đợi bé tiêu hóa lượng sữa (khoảng 2 giờ sau khi bú) để có thể tắm cho bé một cách thoải mái và an toàn.
  • Cha mẹ tuyệt đối không nên tắm cho bé vào lúc đói bụng: Do khi trẻ đói thường dễ quấy khóc, quẫy đạp khiến mẹ khó giữ chắc để tắm. Điều này dễ dẫn đến việc mẹ làm rơi bé, gây nguy hiểm khi tắm. Vậy nên không nên tắm khi bé của bạn có biểu hiện đang đói.
  • Ngoài ra, cha mẹ cần ghi nhớ một số thời điểm không nên tắm cho trẻ như: trẻ đang bị ốm, trẻ đang phát sốt hay cảm lạnh, trẻ mệt mỏi quấy khóc hoặc khi vừa ốm dậy,… Do tại những thời điểm này, hệ miễn dịch của con trẻ thường rất yếu, không ổn định nên rất dễ bị cảm lạnh. Trong những trường hợp này, để đảm bảo vệ sinh cho bé, vừa an toàn với sức khỏe, cha mẹ chỉ nên lau người bằng khăn ấm cho bé hàng ngày.
Không nên tắm khi trẻ đang bị ốm hoặc phát sốt
Không nên tắm khi trẻ đang bị ốm hoặc phát sốt

Một số lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Khi nắm được các bước tắm và vệ sinh vùng rốn cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần ghi nhớ các lưu ý sau để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho con trẻ:

  • Dù vào thời điểm nào, bé cũng chỉ nên tắm khoảng 5-10 phút cho mỗi lần tắm vì trẻ sơ sinh dễ bị mất thân nhiệt. Sau khi tắm xong nhớ lau khô người cho bé cẩn thận, đặc biệt là ở các nếp gấp của bẹn, cổ, hậu môn vì nước đọng có thể khiến bé bị cảm lạnh và nổi mẩn đỏ.
  • Khi tắm xong nên để rốn được khô ráo hoàn toàn, kiểm tra thật kỹ lưỡng trước khi mặc quần áo cho trẻ. Khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như rốn bé có dịch ướt, mùi hôi, chảy máu hay mủ… bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra, tuyệt đối không bôi kem dưỡng hay các loại thuốc dân gian lên rốn của trẻ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hay chưa có sự kiểm chứng về tác dụng trong y – khoa học.
  • Ngoài ra, việc tắm cho bé không làm ảnh hưởng tới tốc độ rụng rốn của trẻ cũng như tốc độ lành da sau khi rụng rốn. Nên để rốn được rụng một cách tự nhiên, tránh can thiệp bằng tác động vật lý có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Việc tắm cho bé không làm ảnh hưởng tới tốc độ rụng rốn của trẻ
Việc tắm cho bé không làm ảnh hưởng tới tốc độ rụng rốn của trẻ

Đặc điểm của da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường. Nếu làn da không được vệ sinh sạch sẽ, các chất bài tiết, lỗ chân lông bị bít tắc trở thành môi trường thuận lợi để vi khuẩn và mầm bệnh xâm nhập, phát triển, gây bệnh cho bé. Cha mẹ nên chủ động tìm hiểu, lựa chọn các loại dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ cũng như cập nhật các kiến thức về tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn để có thể vệ sinh cơ thể và vùng rốn của bé đều đặn, giữ sạch làn da cũng như bảo vệ sức khỏe bé. Hy vọng bài viết đã đem đến lời giải đáp đầy đủ cho câu hỏi “Trẻ sơ sinh chưa rụng rốn có được tắm không?”.

 

Related Post